Đến 60 tuổi, tôi mới hiểu: Nỗi buồn lớn nhất của 1 gia đình xoay quanh 2 CHỮ, thiếu nó, bạn sống không bằng chết!
Điều hiển nhiên này bạn phải nhận ra trước tuổi tuổi trung niên để tránh bi kịch trong gia đình.
Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông ẩn danh tại Trung Quốc.
***
Có một câu hỏi trên Zhihu (MXH Trung Quốc): Tại sao người ta lại nói những cặp vợ chồng nghèo có nhiều nỗi buồn?
Dưới đây là phân tích của một blogger rất hữu ích:
Nếu máy giặt trong nhà bị hỏng, những gia đình giàu có có thể mua một chiếc máy mới và mọi người đều vui vẻ. Còn gia đình nghèo, người phụ nữ buồn bực vì máy giặt hỏng, người chồng cũng buồn bực vì lại phải tiêu tiền.
Hai người họ đã cãi nhau về chuyện này, sau đó đã phải tốn một khoản tiền vài triệu đồng để sửa nó. Hai ngày sau, máy giặt lại hỏng lần nữa nên họ lại cãi nhau và sửa lại. Cuối cùng, họ liên tục xảy ra cãi vã.
Phải đến tuổi trung niên tôi mới nhận ra rằng mọi gia đình hạnh phúc và hòa thuận đều không thể tách rời khỏi nền kinh tế ổn định.
Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện như thế này.
Lưu Chấn Vân (Trung Quốc) đã viết một câu chuyện như vậy trong tiểu thuyết của mình.
Một buổi sáng, Tiểu Lâm vội vã đi làm và quên cho đậu phụ vào tủ lạnh. Hậu quả là đậu phụ bị hỏng vì thời tiết nóng. Khi anh về nhà vào buổi tối, vợ anh nhìn thấy miếng đậu phụ thối và bắt đầu mắng anh.
Tiểu Lâm cũng rất tức giận, không nhịn được phản bác: "Em làm quá chuyện lên rồi. Lần trước em vô tình làm vỡ một chiếc phích nước trị giá 300.000 VNĐ, ai trách em?".
Người vợ ngay lập tức nổi giận và bắt đầu nhắc lại những chuyện cũ, gay gắt buộc tội chồng đã làm vỡ nhiều đồ dùng gia đình trước đó.
Kết quả là hai người cãi nhau dữ dội đến mức đi đến quyết định ly hôn. Trên thực tế, mọi tranh cãi đều chỉ vì 2 chữ: TIỀN BẠC . Vì bạn không khá giả nên bạn sẽ bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt như một cân đậu phụ thối hay một chiếc phích nước vỡ.

Hầu hết các gia đình nghèo đều không hòa thuận. Họ có thể cãi nhau rất lâu vì một cái bát vỡ. Ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng có thể thành những điều lớn lao. Cái giá phải trả cho những sai lầm là quá đắt. Họ không thể nhìn rõ những điều lớn lao, không thể nhìn thấu những điều vừa phải và không thể ngừng phàn nàn về những điều nhỏ nhặt.
Những gia đình không có tiền phải vật lộn kiếm sống hằng ngày, sống trong lo lắng, cáu kỉnh và thất vọng. Bất kỳ điều nhỏ nhặt nào cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra xung đột.
Tiền khiến con người trở nên phấn khởi
Tôi đã từng thấy một bài đăng ẩn danh vào lúc đêm muộn, với 200.000 lượt thích:
"Chúng tôi đã kết hôn được năm năm và chưa bao giờ cãi vã về mối quan hệ của mình, nhưng chúng tôi đã có một tuần chiến tranh lạnh về việc 'ai trả thêm tiền khi đi ăn?'".
Bài viết nhận được sự quan tâm của nhiều người. Không ít nàng dâu bày tỏ nỗi bức xúc, sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của họ như cách để trút giận. Tài khoản Tiểu Á cho biết, cô từng bị mẹ chồng nhiếc mắng chỉ vì trả tiền gửi xe 10.000 VNĐ, trong khi giá chung chỉ 5.000 VNĐ. Hay một cô vợ bị chồng mắng vì mua chiếc túi xách 1 triệu đồng khi đang ở nhà chăm con nhỏ, chưa đi làm kiếm được tiền. Cô vợ nọ lại bị chồng chửi rủa chỉ vì mua bát bún 50.000 VNĐ, chồng cho rằng cô tiêu hoang.
Vì những điều nhỏ nhặt, họ lôi nhau ra để quát tháo, nhiếc mắng.

Thế nhưng, tôi từng chứng kiến một người chồng nhận hộ vợ mình rất nhiều kiện hàng đủ thể loại: Quần áo, túi xách, mỹ phẩm, đồ gia dụng,... Anh không hề tức giận, vui vẻ trả tiền rồi còn quay video khoe vợ. Anh chồng đó là Giám đốc chi nhánh ngân hàng, vợ là giáo viên Tiểu học. Họ có thu nhập khoảng 100 - 120 triệu đồng/tháng. Cuộc sống của họ tuy nhiều áp lực công việc nhưng vẫn hạnh phúc vì họ có kinh tế ổn.
Khi bạn có tiền, nhiều thứ nhỏ nhặt sẽ trở nên không đáng kể, và cảm xúc của bạn sẽ tự nhiên trở nên ổn định.
Phải đến tuổi trung niên, mọi người mới nhận ra rằng chỉ khi tài chính gia đình ổn định thì họ mới có thể vui vẻ, từ đó gia đình hạnh phúc, ít cãi vã.
Khi bạn có tiền, bạn sẽ không cãi nhau với chồng chỉ vì muốn mua thỏi son, bộ quần áo, chai nước hoa. Chồng bạn cũng không căng thẳng vì sắp phải đóng tiền nhà, tiền xe, mua thuốc cho bố mẹ,...
Khi bạn có tiền, bạn sẽ có đủ thức ăn, quần áo và có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn sẽ không có áp lực hay gánh nặng, và tâm trạng của bạn sẽ tự nhiên trở nên vui vẻ. Cái gọi là những ngày tháng bình yên và tĩnh lặng chỉ là vì ví tiền của bạn đủ dày và phương án dự phòng đủ ổn định.
Có người từng hỏi: Trạng thái sống tốt nhất của con người là gì? Đó là khi bạn 40 tuổi, bạn vẫn khỏe mạnh, có một ít tiền tiết kiệm, một người bạn đời chu đáo, những đứa con ngoan ngoãn và một công việc mà bạn thực sự yêu thích. Đây chính là thành công.
Đi được nửa cuộc đời, cuối cùng tôi cũng hiểu rằng một gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh chính là thành công lớn nhất. Nếu bạn muốn có một gia đình ấm áp và hạnh phúc, ưu tiên hàng đầu là kiếm tiền và đảm bảo sự ổn định tài chính.
Chúng ta không còn sống cho bản thân mình nữa mà sống cho gia đình, cho cả gia đình. Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền không phải là điều xấu hổ mà nó mang lại sự tự tin để nuôi sống gia đình và là bảo đảm vững chắc cho cha mẹ, người bạn đời và con cái.
Cốt lõi đầu tiên của một gia đình luôn là kinh tế hơn là tình cảm. Chỉ khi nền tảng kinh tế vững chắc thì mối quan hệ gia đình mới có thể bền lâu.
Những khoản chi tiêu được tính toán cẩn thận đó thực chất đang bảo vệ nụ cười của các thành viên trong gia đình bạn. Những đêm làm việc vất vả và làm thêm giờ là để cho con cái có điều kiện học tập tốt hơn. Những lúc chúng ta phải vật lộn để kiếm tiền cuối cùng sẽ trở nên bình tĩnh và tự tin khi chúng ta bên giường bệnh của cha mẹ.
Theo Toutiao